Cách để nhận biết mèo Ba Tư thuần chủng

Để có thể nhận biết một chú mèo Ba Tư có phải thuần chủng hay không, cần phải nắm rõ các lưu ý về đặc điểm, tính cách cũng như sức khỏe của giống mèo quý tộc này.


Mèo Ba Tư – giống mèo cổ quý tộc đã xuất hiện từ thế kỉ 17. Sở hữu một lịch sử lâu đời, phong cách quý tộc và bộ lông quyến rũ nên hiện nay mèo Ba Tư là một trong những giống mèo được nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Mèo Ba Tư cũng rất nổi tiếng ở Việt Nam, không chỉ vì độ hot của chúng mà chúng còn ưa chuộng vì rất dễ nuôi và chăm sóc. Chính vì vậy mà hiện nay số lượng mèo Ba Tư trên thị trường Việt Nam ngày càng không có xuất xứ rõ ràng. Vậy làm thế nào để nhận biết một chú để tránh bị mua lầm? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Tìm hiểu về lịch sử mèo Ba Tư để có cái nhìn rõ nét nhất về xuất xứ của giống mèo này.

Lưỡng Hà là nơi đầu tiên mèo Ba Tư xuất hiện. Do lông dài, chậm chạp và lười biếng nên suốt hàng nghìn năm, giống mèo này không thực sự phổ biến ở vùng Trung Đông. Nhưng đến khoảng đầu thế kỷ 17, khi nhà buôn Pietro Della Valle đã mang vài chú mèo Ba Tư từ Trung Đông về châu Âu thì chúng lại nhanh chóng tạo nên cơn sôt trên toàn nước Anh vì vẻ ngoài thanh tao quý tộc. Khoảng thời gian đó, chỉ có những gia đình quý tộc mới có thể sở hữu giống mèo này. Vào cuối thế kỷ 19, mèo Ba Tư đến Mỹ và nhanh chóng trở thành giống mèo được yêu thích nhất tại đây. Sức hút của giống mèo Ba Tư sau đó còn lan rộng ra toàn thế giới và chúng luôn giữ vững danh hiệu là giống mèo được yêu thích nhất.
Vào đầu năm 2010, mèo Ba Tư lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Kể từ đó, những chú mèo Ba Tư đầu tiên sinh tại Việt Nam ra đời và chúng nhanh chóng trở thành cơn sốt trong hội những người yêu mèo. Hiện nay, mèo Ba Tư đã vượt mặt các giống mèo truyền thống và trở thành giống mèo được yêu thích và tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam.
Để có thể nhận biết một chú mèo Ba Tư có phải thuần chủng hay không, cần phải nắm rõ các lưu ý về đặc điểm, tính cách cũng như sức khỏe của giống mèo quý tộc này.
Về những đặc điểm nổi bật của mèo Ba Tư thuần chủng

Một con mèo Ba Tư khoẻ mạnh thường khoác trên người bộ lông dài và dày đặc. Chân chúng rất ngắn, đầu thì to, hai tai cách xa nhau, mắt thường mở to, và mõm rất ngắn – đây cũng là đặc điểm khiến chúng được gọi là mèo Ba Tư mặt tịt. Hiện nay nhờ thành quả của sự lai tạo nên đã xuất hiện các dòng mèo Ba Tư mõm dài hơn, lớn hơn và màu sắc lông mèo vô cùng đa dạng. Màu lông của mèo Ba Tư rất đa dạng, phổ biến nhất là màu trắng, kế đến là màu kem, xám xanh, đỏ, nâu đỏ, vàng, vằn vện, hoặc mix của các màu trên.
Điểm quyến rũ nhất ở giống mèo này là bộ lông dài và dày. Nhưng do mèo Ba Tư sở hữu lông dài và hay rụng nhiều nên bạn sẽ cần phải dành thời gian khoảng 10 phút mỗi ngày để chải chuốt và chăm sóc lông cho chúng. Bên cạnh giống mèo Ba Tư lông dài, cũng có giống mèo Ba Tư lông ngắn là mèo Exotic ít rụng lông hơn.
Về tính cách của em mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư thuộc tuýp mèo điềm tĩnh, được đánh giá cao do rất tình cảm và hay quấn chủ, với người lạ mà bé cảm thấy tin tưởng được thì sẽ rất thân thiện. Chính những tính cách trên khiến mèo Ba Tư rất thích hợp để nuôi trong gia đình. Điểm đặc biệt mèo Ba Tư là chúng rất thích chơi đùa và tương tác rất tốt với trẻ em. Ngoài ra, lười biếng ít vận động cũng là một trong những tính cách khiến em mèo này được yêu quý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho chúng ra ngoài 10 – 15 phút mỗi ngày vận động để tránh béo phì.
Về sức khỏe

Một em mèo Ba Tư thuần chủng khỏe mạnh, được chăm sóc tốt, không mắc các bệnh di truyền có thể sống đến 13 năm. Ngoài ra cũng từng xuất hiện kỷ lục ghi nhận chú mèo Ba Tư Calico sống được tới 19,5 năm. Tuy nhiên phần lớn mèo Ba Tư thường không sống quá 10 năm vì một số bệnh di truyền hay do ảnh hưởng từ môi trường như sau:
Béo phì do lười vận động.
Thở gấp hoặc khó thở do lỗ mũi hẹp.
Nhiệt độ khắc nghiệt.
Bệnh thận di truyền.
Tiết nhiều bã nhờn gây ngứa da, tấy đỏ, rụng lông.
Khuynh hướng nhiễm nấm da, ghẻ.
Răng, lưỡi dễ bị tổn thương do thức ăn không phù hợp.

Để khắc phục những bệnh trên, nên chăm sóc mèo Ba Tư thật chu đáo, không nhốt chúng ở những nơi quá kín, giữ gìn vệ sinh hằng ngày cho chúng, và đặc biệt quan tâm chúng vào những ngày thời tiết khắc nghiệt. Cần đưa chúng đến bác sĩ thú y khi chúng bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *